Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật du hành Na-đề, trú xứ Kiền-chùy, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người. Bấy giờ, Tôn giả A-na
KINH TRƯỜNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Đà
Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
PHẦN
I
4. KINH XÀ-NI-SA
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật du hành Na-đề, trú xứ
Kiền-chùy, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan ngồi ở tịnh
thất, thầm nghĩ: “Kỳ diệu thay, hy hữu thay, Như Lai ký
biệt cho nhiều người, làm lợi ích cho nhiều người. Thứ nhất, đại
thần Già-già-la mạng chung, Như Lai ghi nhận rằng, người
này mạng chung, đoạn trừ năm hạ phần kết, được sanh lên trời mà diệt
độ ở đó, không trở lại đời này.”
“Thứ hai, Ca-lăng-gia; thứ ba, Tỳ-già-đà; thứ tư,
Già-lỵ-du; thứ năm, Giá-lâu; thứ sáu, Bà-da-lâu; thứ bảy, Bà-đầu-lâu; thứ tám,
Tẩu-bà-đầu; thứ chín, Tha-lê-xá-nậu; thứ mười, Tẩu-đạt-lê-xá-nậu; thứ mười một,
Da-du; thứ mười hai, Da-du-đa-lâu. Các đại thần này mạng chung, họ cũng
được ghi nhận, đoạn trừ năm hạ phần kết, liền sinh lên trời mà diệt
độ ở đó, không phải sinh ở đây.
“Lại có năm mươi người khác nữa mạng chung, Phật
cũng đều ký biệt cho, đoạn trừ ba kết, dâm, nộ, si
mỏng, chứng đắc Tư-đà-hàm, một lần tái sinh đời này
rồi tận diệt biên tế của khổ.
“Lại có năm trăm người nữa mạng chung, Phật
cũng ghi nhận, ba kết đã diệt tận, chứng
đắc Tu-đà-hoàn, không đọa ác thú, tối đa bảy lần tái sinh, chắc
chắn sẽ diệt tận biên tế của khổ.
“Có đệ tử của Phật mệnh chung ở
nơi này nơi kia, Phật đều ký biệt cho, người này sanh ở chỗ này,
người kia sanh ở chỗ kia.
“Nước Ương-già, nước Ma-kiệt, nước Ca-thi, nước
Cư-tát-la, nước Bạt-kỳ, nước Mạt-la, nước Chi-đề, nước Bạt-sa, nước Cư-lâu,
nước Ban-xà-la, nước Phả-thấp-ba, nước A-bàn-đề, nước Bà-ta, nước Tô-la-bà,
nước Càn-đa-la, nước Kiếm-phù-sa. Ở mười sáu nước này có người mạng
chung Phật đều ký biệt.
“Người nước Ma-kiệt đều là người dòng
họ vua, được vua thân yêu. Có người mạng chung Phật
không ký biệt.”
Rồi thì A-nan rời tịnh thất đi đến
chỗ Thế Tôn, đầu mặt lễ Thế Tôn, rồi ngồi sang một bên và bạch
Phật rằng:
“Vừa rồi ở tịnh thất con thầm nghĩ
rằng: Kỳ diệu thay, hy hữu thay, Phật ký biệt cho
nhiều người, làm lợi ích cho nhiều người. Trong mười sáu nước lớn có
người mạng chung Phật đều ký biệt cho. Duy người nước
Ma-kiệt được vua thân yêu; có người mạng chung, độc nhất
không được ký biệt. Cúi mong Thế Tôn hãy ký
biệt cho người đó! Cúi mong Thế Tôn hãy ký biệt cho
người đó. Vì lợi ích cho tất cả; vì sự an lạc của chư
Thiên và loài người.
“Lại nữa, Phật đắc đạo ở nước Ma-kiệt. Nhưng
riêng người nước ấy khi mạng chung không được ký biệt. Cúi
mong Thế Tôn hãy ký biệt cho người ấy! Cúi mong Thế
Tôn hãy ký biệt cho người ấy”.”
“Lại nữa, vua Bình-sa , vua nước Ma-kiệt, là
Ưu-bà-tắc thành tín đối với Phật, đã nhiều lần thiết lễ cúng
dường, rồi sau đó mạng chung. Do vua ấy mà có nhiều người tin
hiểu cúng dường Tam bảo. Nhưng nay Như Lai không thọ
ký cho. Cúi mong Thế Tôn hãy thọ ký cho người ấy
vì ích lợi cho chúng sanh khiến cho trời và người
đều an lạc.”
Bấy giờ, A-nan sau khi vì người Ma-kiệt thỉnh
cầu Thế Tôn, bèn rời khỏi chỗ ngồi lễ Phật rồi lui ra.
Bấy giờ, Thế Tôn đắp y ôm bát vào thành
Na-già. Sau khi khất thực, Ngài đi đến rừng lớn, ngồi dưới một gốc
cây, tư duy về chỗ mà người Ma-kiệt tái sinh sau
khi mạng chung.
Lúc ấy cách Phật không xa có một quỷ
thần tự xưng tên mình, bạch Thế Tôn rằng:
“Con là Xà-ni-sa.
Con là Xà-ni-sa" .”
Phật nói:
“Ngươi do việc gì mà xưng tên mình là Xà-ni-sa? Ngươi
nhân bởi pháp gì mà bằng những lời vi diệu, tự xưng là đã thấy đạo tích?
“”
Xà-ni-sa nói:
“Không phải ở đâu khác mà con vốn là vua ở loài
người, là Ưu-bà-tắc ở trong pháp của Như Lai nhất tâm niệm
Phật và mệnh chung, do đó được sanh làm thái tử của
Tỳ-sa-môn Thiên vương. Từ đó đến nay con thường soi
sáng các pháp, chứng đắc Tu-đà-hoàn không còn đọa ác đạo, ở
trong bảy đời tái sinh, đều có tên là Xà-ni-sa.”
Thế Tôn sau khi tùy nghi nghỉ
ở đại lâm lại đi đến trú xứ Kiền-chùy ở Na-đà, ngồi lên chỗ dọn sẵn
rồi nói với một Tỳ-kheo: “Ngươi theo lời ta đi kêu A-nan đến đây!”. Tỳ-kheo
đáp: “Kính vâng”. Rồi vâng lời Phật dạy đi gọi A-nan. Lát sau A-nan
đến chỗ Thế Tôn, đầu mặt lễ dưới chân rồi ngồi sang một bên và bạch
Phật rằng:
“Nay con xem Như Lai, nhan sắc hơn
hẳn bình thường, các căn tịch định. Thế Tôn đang an
trú tư duy gì mà nhan sắc như vậy?”
Phật bảo A-nan:
“Ngươi vừa rồi vì người nước Ma-kiệt đến chỗ
ta thỉnh cầu ký biệt, sau đó lui đi. Lát sau ta khoác y ôm bát vào thành
Na-la khất thực. Sau khi khất thực, ta đi đến đại lâm kia
ngồi dưới một gốc cây, tư duy về chỗ mà người Ma-kiệt tái sinh.
Lúc đó cách ta không xa có một quỷ thần tự xưng tên và bạch ta rằng:
Con là Xà-ni-sa. A-nan, ngươi đã từng nghe tên Xà-ni-sa kia chưa?”
A-nan bạch Phật:
“Con chưa từng nghe. Nay nghe tên ấy, con cảm
thấy sợ hãi, lông tóc dựng ngược. Thế Tôn, vì quỷ thần ấy
ắt có oai đức lớn nên mới có tên Xà-ni-sa" .”
Phật nói:
“Ta hỏi vị ấy trước rằng: Ngươi nhân pháp gì
mà bằng lời nói vi diệu tự xưng là đã thấy đạo tích? Xà-ni-sa
nói: Con không phải ở nơi khác; không phải tại pháp khác. Xưa con là vua
của loài người, là đệ tử của Thế Tôn, với tín
tâm chí thành con là một Ưu-bà-tắc nhất tâm niệm Phật, sau
đó mạng chung làm con trai của Tỳ-sa-môn thiên vương, chứng
đắc Tu-đà-hoàn, không còn đọa ác thú, tối đa bảy lần tái
sanh rồi diệt biên tế của khổ, ở trong bảy đời tái
sinh có tên thường là Xà-ni-sa. Một thời Thế Tôn ở tại đại
lâm ngồi dưới một gốc cây. Khi ấy con cưỡi cỗ xe báu có ngàn căm. Do
có nhân duyên nhỏ, muốn đến Tỳ-lâu-lặc Thiên vương, từ xa con
thấy Thế Tôn ngồi ở dưới một gốc cây, nhan mạo đoan chánh, các
căn tịch định, ví như ao sâu trong veo, tĩnh lặng, trong
sáng. Sau khi thấy, con tự nghĩ: Ta nên đến hỏi thăm Thế
Tôn rằng người nước Ma-kiệt có người mạng chung sẽ tái
sinh ở chỗ nào”.
“Lại nữa, một thời Tỳ-sa-môn Thiên vương tự
mình ở trong đại chúng mà nói kệ rằng:
“Sau khi Tứ thiên vương ngồi xong con mới
ngồi. Lại còn có các Đại Thiên thần khác đã từng theo Phật tịnh
tu phạm hạnh, chết ở đây mà sanh lên trời Đao-lợi, làm tăng thêm chư
Thiên, hưởng thọ năm phước báo nhà trời:
“1. Tuổi thọ trời.
“2. Nhan sắc trời.
“3. Danh tiếng trời.
“4. Ấm nhạc trời.
“5. Oai đức trời.
“Khi ấy chư Thiên Đao-lợi vui
mừng phấn khởi nói: Tăng thêm chúng chư Thiên, giảm
thiểu chúng A-tu-la”.
“Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân, biết chư
Thiên Đao-lợi có tâm hoan hỷ, liền nói kệ rằng:
“Rồi Phạm đồng tử đọc bài kệ:
“Bấy giờ Phạm đồng tử nói với Tỳ-s
Sa-môn Thiên vương: Vì sao ngươi nói lời này: Như Lai ra đời
nói pháp như vậy, kỳ diệu thay, hy hữu thay, chưa
từng có vậy? Như Lai bằng năng lực phương tiện nói
thiện và bất thiện, nói pháp một cách đầy đủ, nhưng là vô sở đắc.
Nói pháp không tịch, nhưng là hữu sở đắc. Pháp ấy vi
diệu như đề hồ.
“Rồi Phạm đồng tử nói với chư
Thiên Đao-lợi rằng: Các ngươi hãy lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ ta
sẽ nói cho các ngươi nghe. Như Lai, Chí Chân khéo léo phân
biệt nói Bốn niệm xứ. Những gì là bốn?
1. Quán nội thân trên thân, tinh
cần không biếng nhác, chuyên niệm không quên, trừ tham ưu ở
đời.
2. Quán ngoại thân trên thân, tinh
cần không biếng nhác chuyên niệm không quên, trừ tham ưu ở
đời.
3. Quán nội ngoại thân, tinh
cần không biếng nhác, chuyên niệm không quên, trừ tham ưu ở
đời.
4. Quán thọ, quán ý, quán pháp cũng
vậy. Tinh cần không biếng nhác, chuyên niệm không
quên, trừ tham ưu ở đời.
Sau khi quán nội thân, phát sinh trí về thân khác. Sau
khi quán thọ bên trong, phát sinh trí về thọ khác. Sau khi quán ý ở bên trong
phát sinh trí về ý khác. Sau khi quán pháp ở bên trong, phát sinh trí
về pháp khác. Ầy là Như Lai khéo léo phân biệt thuyết Bốn
niệm xứ.
“Lại nữa chư Thiên, các người hãy lắng nghe, ta
sẽ nói thêm nữa. Như Lai khéo léo phân biệt nói Bảy định
cụ. Những gì là bảy? Chánh kiến, Chánh chí, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng, Chánh phương tiện, Chánh niệm. Ầy
là Như Lai khéo léo phân biệt nói Bảy định cụ.
“Lại nữa, chư Thiên, Như Lai khéo
léo phân biệt nói Bốn thần túc. Những gì là bốn?
“1. Dục định diệt hành thành tựu tu
tập thần túc.
“2. Tinh tấn định diệt hành thành
tựu tu tập thần túc.
“3. Ý định diệt hành thành tựu tu
tập thần túc.
“4. Tư duy định diệt hành thành
tựu tu tập thần túc.
“Ầy là Như Lai khéo léo phân
biệt giảng thuyết Bốn thần túc.”
“Lại bảo chư Thiên: Quá khứ các Sa-môn,
Bà-la-môn, bằng vô số phương tiện, hiện vô lượng thần túc,
đều khởi lên từ Bốn thần túc này. Giả sử tương lai các
Sa-môn, Bà-la-môn, bằng vô số phương tiện hiện vô
lượng thần túc cũng từ do Bốn thần túc này mà khởi lên. Hiện
tại các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng vô số phương
tiện hiện vô lượng thần túc cũng từ do Bốn thần
túc này mà khởi lên.
“Rồi Phạm đồng tử bèn tự biến
hóa hình thành ba mươi ba thân cùng với ba mươi ba vị Thiên
thần từng cặp cùng ngồi và bảo rằng: Ngươi nay có thấy năng
lực thần biến của ta không? Đáp: Thưa vâng đã thấy. Phạm đồng
tử nói: Ta cũng do tu bốn thần túc cho nên có thể biến
hóa vô số như thế. Rồi ba mươi ba vị thiên mỗi người riêng nghĩ: Nay
Phạm đồng tử ngồi riêng với ta mà nói lời nói như vậy.
Nhưng khi một hóa thân của Phạm đồng tử kia nói thì
các hóa thân khác cũng nói; một hóa thân im
lặng các hóa thân khác cũng im lặng.
“Bấy giờ, Phạm đồng tử ấy thâu lại thần
túc rồi ngồi trên chỗ ngồi của Đế Thích, nói với chư
Thiên Đao-lợi rằng: Ta nay sẽ nói. Các ngươi hãy lắng nghe. Như Lai,
Chí Chân tự mình bằng năng lực của mình đã mở ra ba lối đi và tự mình
đã đi đến Chánh giác. Những gì là ba?
Hoặc có chúng sanh thân cận tham
dục tập hành vi bất thiện. Người ấy về sau gặp thiện tri
thức, được nghe nói pháp, thành tựu pháp và tùy pháp. Rồi thì
người ấy ly dục, dứt bỏ hành vi bất thiện được
tâm hoan hỷ điềm nhiên khoái lạc. Lại ở trong lạc mà phát
sanh đại hỷ, như người bỏ đồ ăn thô mà ăn thức ăn có trăm vị,
sau khi đã no, lại còn muốn hơn nữa. Hành giả cũng vậy. Lìa pháp bất
thiện được hoan hỷ lạc. Lại ở trong lạc mà phát sanh đại
hỷ. Ầy là Như Lai tự mình bằng năng lực của mình đã mở ra
lối đi thứ nhất mà thành Chánh giác.
Lại có chúng sanh phần nhiều hay sân
hận, không dứt bỏ ác nghiệp của thân, của khẩu và ý. Người ấy về sau
gặp thiện tri thức được nghe nói pháp, thành tựu pháp
và tùy pháp, xa lìa ác hạnh của thân, ác hạnh của
khẩu và ý, sinh tâm hoan hỷ, điềm nhiên khoái lạc. Lại ở trong
lạc mà sanh đại hỷ. Như người xả bỏ thức ăn thô mà ăn thức
ăn trăm vị, sau khi đã no đủ rồi còn cầu cái ngon hơn nữa. Hành
giả cũng vậy. Lìa pháp bất thiện, được hoan hỷ lạc. Lại ở
trong lạc mà phát sinh đại hỷ. Ầy là Như Lai mở ra lối đi thứ
hai.
“Lại có chúng sanh ngu tối, vô trí,
không biết thiện ác, không thể biết như thật về Khổ, Tập, Diệt,
Đạo. Người ấy về sau gặp thiện tri thức được nghe nói
pháp, thành tựu pháp và tùy pháp, biết rõ thiện và bất
thiện có thể biết như thật Khổ, Tập, Diệt, Đạo, dứt bỏ hành
vi bất thiện, sinh tâm hoan hỷ điềm nhiên khoái lạc. Lại ở
trong lạc mà sinh đại hỷ. Như người xả bỏ thức ăn thô mà
ăn thức ăn trăm vị, sau khi đã no đủ rồi còn cầu cái ngon hơn
nữa. Hành giả cũng vậy. Lìa pháp bất thiện, được hoan
hỷ lạc. Lại ở trong lạc mà phát sinh đại hỷ. Ầy là Như
Lai mở ra lối đi thứ ba”.
“Sau khi Phạm đồng tử giảng nói Chánh
pháp này cho chư Thiên Đao-lợi, Tỳ-sa-môn Thiên vương, lại
nói Chánh pháp ấy cho thuộc hạ của mình. Thần Xà-ni-sa lại ở trước
Phật nói Chánh pháp ấy. Thế Tôn lại nói Chánh
pháp ấy cho A-nan. A-nan lại nói Chánh pháp ấy cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,
Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.”
Bấy
giờ A-nan, sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phụng hành.
COMMENTS